Bệnh cúm ở trẻ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp phổ biến. Bệnh truyền nhiễm cấp tính này có thể nguy hiểm hoặc không, phụ thuộc vào việc bố mẹ hiểu biết bao nhiêu về bệnh. Chính vì vậy, đọc bài viết chia sẻ 5 thông tin phải biết về cúm sau của Bệnh viện Phụ sản An Đức ngay, bố mẹ nhé!
1. Bệnh cúm ở trẻ phát sinh do virus Influenza
Cúm – một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, có nguyên nhân phát sinh là virus Influenza, thuộc họ Orthomyxoviridae. Theo chuyên gia, virus Influenza là virus dạng cầu với đường kính khoảng 80 – 120 nanomet. Virus Influenza được phân loại thành ba tuýp: A, B và C. Trong đó, tuýp A là tuýp virus Influenza được đánh giá là nguy hiểm nhất. Bởi so với tuýp B và tuýp C, tuýp này dễ biến đổi hơn, dễ lây nhiễm hơn và dễ gây ra những đợt cúm có biểu hiện nặng hơn.
Tương tự các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác, có hai phương thức mà thông qua đó, cúm có thể lây từ người sang người. Ấy là trực tiếp và gián tiếp, với vật thể trung gian là dịch mũi, dịch họng người bị cúm.
– Lây nhiễm trực tiếp: Mắt, mũi, miệng trẻ trực tiếp dính dịch mũi, dịch họng và bị xâm nhập bởi virus Influenza chứa trong chúng.
– Lây nhiễm gián tiếp: Trẻ cầm/nắm đồ đạc trực tiếp dính dịch mũi, dịch họng rồi sờ/chạm tay lên mắt, mũi miệng. Từ đó, mắt, mũi, miệng trẻ bị xâm nhập bởi virus Influenza chứa trong dịch mũi, dịch họng.
2. Sốt, đau cơ – xương – khớp là những triệu chứng sớm và phổ biến nhất của bệnh cúm ở trẻ
Sau 1 – 4 ngày nhiễm virus Influenza, trẻ xuất hiện các triệu chứng cúm. Triệu chứng cúm rất đa dạng và có thể khác nhau, tùy thuộc tuổi tác và tình trạng sức khỏe của trẻ. Mặc dù phân biệt nhau ở mỗi trẻ, chúng lại giống triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp trên – dưới. Dưới đây là những triệu chứng cúm phố biến nhất ở trẻ:
– Sốt: Một trong những triệu chứng cúm đầu tiên và phổ biến nhất là sốt. Sốt ở trẻ bị cúm thường trên 38°C và kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
– Chảy mũi, nghẹt mũi;
– Ho: Ho ở trẻ bị cúm có thể là ho nhẹ, cũng có thể là ho nặng.
– Đau đầu;
– Đau cơ – xương – khớp: Bên cạnh sốt, đau cơ – xương – khớp cũng là một triệu chứng cúm phổ biến.
– Buồn nôn, nôn;
– Mệt mỏi, quấy khóc,…
3. Bệnh cúm ở trẻ có thể biến chứng đến viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não
Cúm không thể được xem là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp nguy hiểm. Mặc dù vậy, bệnh truyền nhiễm cấp tính này vẫn có thể biến chứng trong một số trường hợp. Các trường hợp dễ bị biến chứng là trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm và trẻ có bệnh lý mạn tính. Một số biến chứng cúm chúng ta có thể kể đến ở đây là:
– Viêm tai giữa và viêm xoang (Sinusitis): Khi cúm biến chứng đến viêm tai giữa và viêm xoang, áp lực tại tai giữa và xoang tăng, làm tăng cảm giác đau đớn ở trẻ.
– Viêm phổi (Pneumonia): Khi cúm biến chứng đến viêm phổi, trẻ có thể sẽ ho nhiều, tức ngực, khó thở,…
– Viêm cơ da (Myositis) và hội chứng đau cân cơ (Myalgia): Khi cúm biến chứng đến viêm cơ da và hội chứng đau cân cơ, hệ thống cơ của trẻ đau đớn, trẻ bị hạn chế khả năng vận động.
– Viêm cơ tim (Myocarditis): Khi cúm biến chứng đến viêm cơ tim, chức năng cơ tim của trẻ suy giảm, trẻ đau tức ngực, khó thở,…
– Viêm màng não (Meningitis): Khi cúm biến chứng đến viêm màng não, trẻ có thể sốt cao, co giật, mất ý thức, hôn mê,… và thậm chí là tử vong.
4. Bệnh cúm ở trẻ không thể điều trị đặc hiệu
Bệnh cúm ở trẻ không thể điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị hỗ trợ. Đây là vấn đề chung của tất cả các bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus. Để điều trị hỗ trợ cúm, bố mẹ hãy tập trung hạn chế tốt triệu chứng và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trẻ “đối phó” hiệu quả với virus Influenza, như sau:
– Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ là điều kiện tiên quyết để cơ thể trẻ chiến đấu và chiến thắng virus Influenza.
– Cho trẻ uống đầy đủ nước: Uống đầy đủ nước để tỷ lệ chất lỏng cần thiết cho cơ thể được duy trì là rất cần thiết, đặc biệt khi trẻ sốt – thời điểm cơ thể dễ mất nước.
Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Trẻ bị cúm phải ăn đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng – chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất; được chế biến theo nguyên tắc 3L – lỏng, lạt, lạnh.
– Cho trẻ sử dụng thuốc hạn chế triệu chứng: Bố mẹ có thể sử dụng các thuốc Paracetamol (Acetaminophen) hoặc Ibuprofen để hạ sốt, giảm đau đầu, giảm đau cơ – xương – khớp cho trẻ (thuốc Aspirin không được sử dụng trong trường hợp này, bởi chúng có thể gây hội chứng Reye, nếu trẻ chưa đủ 12 tuổi). Đối với tình trạng chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng; để cải thiện, bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% cho trẻ nhỏ mũi, súc họng. Trước khi dùng những sản phẩm này cho trẻ, bố mẹ phải tham vấn ý kiến của chuyên gia. Khi tham vấn ý kiến của chuyên gia, có thể bố mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cho trẻ dùng thuốc chống virus Influenza, như Oseltamivir hoặc Zanamivir. Thuốc chống virus Influenza phát huy hiệu quả càng cao khi càng được dùng sớm.
– Cho trẻ thăm khám và điều trị chuyên sâu tại các cơ sở y tế với chuyên gia, khi một trong hai tình huống sau xảy ra: Thứ nhất, cúm ở trẻ không thuyên giảm; thứ hai,cúm ở trẻ có xu hướng biến chứng.
5. Bệnh cúm ở trẻ nên được dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin mỗi năm một lần
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp có thể dự phòng đặc hiệu bằng vắc xin. Vắc xin cúm nên được tiêm cho trẻ mỗi năm một lần; bởi theo năm, virus Influenza có thể biến đổi.
Phía trên là 5 thông tin phải biết về bệnh cúm ở trẻ. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp về bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp này, cần liên hệ Bệnh viện Phụ sản An Đức ngay, bố mẹ nhé!
Bài viết liên quan: