Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường mà nữ giới phải trải qua. Dựa vào tần suất và đặc điểm của kỳ kinh nguyệt mà chị em có thể phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là sự bong tróc ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con) ở người phụ nữ. Kinh nguyệt còn được nhắc đến với các thuật ngữ như chu kỳ kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt. Máu kinh gồm một phần là máu, một phần là mô niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) từ bên trong tử cung chảy qua cổ tử cung và được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo.
Chuyên gia Bệnh viện Phụ sản An Đức cho biết, chu kỳ kinh được hoạt động điều hoà bởi sự thay đổi phức tạp của nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt có mối liên quan mật thiết với chu kỳ của buồng trứng: Tuỳ thời điểm nhất định, các hormon được tiết ra phù hợp làm phát triển các nang trứng và làm dày nội mạc tử cung, đỉnh điểm của chu kỳ này là sự giải phóng của nang trứng (được gọi là giai đoạn rụng trứng).
Trứng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và chờ đợi tinh trùng. Nếu không gặp tinh trùng và không diễn ra quá trình thụ tinh, việc mang thai không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung đó sẽ bị phá vỡ và bong ra, hình thành kinh nguyệt. Nếu sự thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển, tạo thành “cái nôi” cho thai làm tổ.
Xem thêm các bài viết:
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là thuật ngữ mô tả chuỗi thay đổi hàng tháng mà cơ thể phụ nữ phải trải qua để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Chu kỳ ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng quá trình là giống nhau.
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Chuyên gia Bệnh viện Phụ sản An Đức cho biết, sự tăng và giảm của hormone trong cơ thể sẽ kích hoạt các giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Một chu kỳ bình thường sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:
1. Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn tăng sinh xảy ra song song giai đoạn hành kinh, được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi quá trình rụng trứng diễn ra: đây là giai đoạn phát triển của các nang trứng và dày lên của niêm mạc tử cung.
Đến ngày thứ 10-14, một trong những nang trứng đang phát triển đó sẽ trở thành trứng trưởng thành hành toàn (noãn). Khi các hormon trong cơ thể tiết ra đủ nồng độ và đúng thời điểm (thường là vào ngày thứ 14), sẽ kích thích lên tuyến yên tiết ra một hormon tên là LH – Luteinizing Hormone khiến nang trứng phóng noãn. Quá trình này được gọi là rụng trứng.
2. Giai đoạn chế tiết
Giai đoạn chế tiết kéo dài từ ngày 15 đến ngày 28 của chu kỳ kinh. Sau khi được giải phóng khỏi buồng trứng, trứng bắt đầu di chuyển đến ống dẫn trứng đợi tinh trùng. Nếu sự thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển, tạo thành “cái nôi” cho thai làm tổ.
Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung đó sẽ bị phá vỡ và bong ra, hình thành kinh nguyệt. Lúc này, chị em đôi khi có thể gặp những triệu chứng của tiền kinh nguyệt như ngực bị sưng đau, tâm trạng thất thường, khó ngủ, mất ngủ, thèm ăn, giảm ham muốn tình dục,…
3. Giai đoạn hành kinh
Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh, tức là quá trình mang thai không diễn ra. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung bị phá vỡ và bong ra, sau đó được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo, hình thành nên kinh nguyệt.
Ở giai đoạn này, chị em có thể gặp những triệu chứng như đau bụng kinh, đau lưng dưới, tức ngực, đau đầu, dễ cáu gắt, nóng giận… Bác sĩ Hoàng Duy chia sẻ, thông thường một giai đoạn hành kinh kéo dài 3-5 ngày, tuy nhiên ở nhiều người giai đoạn này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 3-7 ngày vẫn bình thường, không đáng lo ngại.
Kỳ kinh thường bắt đầu ở độ tuổi nào?
Chuyên gia Bệnh viện Phụ sản An Đức chia sẻ, tuỳ vào dân tộc, độ tuổi trung bình bắt đầu kinh nguyệt là 12 tuổi. Tuy nhiên, nữ giới có thể bắt đầu có kinh nguyệt sớm nhất là 8 tuổi, muộn nhất là 16 tuổi. Nhìn chung, đôi khi nữ giới sẽ có kinh nguyệt trong vòng vài năm sau khi thấy ngực và lông mu phát triển trước.
Khi mới có kinh nguyệt, chị em sẽ thấy chu kỳ kinh kéo dài hơn hoặc lượng máu kinh ra nhiều hơn, điều này thường gặp. Có thể mất 3-4 năm chị em mới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn sau khi bắt đầu có kinh nguyệt. Thông thường, khi bước vào độ tuổi 20, chu kỳ kinh sẽ ổn định và đều đặn hơn. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn mãn kinh, chu kỳ sẽ lại thay đổi và trở nên bất thường hơn.
Ngoài ra, kinh nguyệt ở phụ nữ cũng sẽ thay đổi theo các sự kiện khác trong suốt cuộc đời bởi sự ảnh hưởng của nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn như sau khi sinh con hoặc khi đang cho con bú.
Chuyên gia Bệnh viện Phụ sản An Đức cũng cho biết thêm, phụ nữ sẽ ngừng kinh nguyệt khi mãn kinh, thường là ở độ tuổi khoảng 51. Bước vào tuổi mãn kinh, cơ thể phụ nữ ngừng rụng trứng. Phụ nữ nhận biết tuổi mãn kinh khi thấy không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 1 năm.
Kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu?
Nhiều chị em thắc mắc độ dài chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu được xem là bình thường. Chuyên gia Bệnh viện Phụ sản An Đức chia sẻ, độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Tuy nhiên, một chu kỳ nếu xảy ra đều đặn với khoảng cách giữa 2 lần hành kinh từ 24 đến 38 ngày vẫn được xem là bình thường.
Các triệu chứng có thể gặp trong chu kỳ kinh
Một số chị em có thể gặp những triệu chứng của kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên một số khác lại không. Ngoài ra, cường độ của các triệu chứng ở mỗi người cũng có thể khác nhau. Triệu chứng phổ biến nhất là chuột rút ở vùng xương chậu do tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc tử cung bong ra và đào thải ra khỏi cơ thể.
Các triệu chứng khác có thể gặp khi hành kinh gồm:
- Tâm trạng thất thường;
- Khó ngủ, mất ngủ;
- Đau đầu;
- Thèm ăn;
- Bụng đầy hơi;
- Căng tức ngực;
- Nổi mụn.
Thế nào được xem là rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt là thuật ngữ dùng để mô tả những chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không bình thường, chẳng hạn như:
- Khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt ít hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày.
- Chu kỳ kinh không đều, thay đổi từ 20 đến 40 ngày cho mỗi chu kỳ kinh.
- Không có kinh nguyệt trong vòng 3 tháng (hoặc hơn 90 ngày).
- Máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
- Giai đoạn hành kinh kéo dài hơn 8 ngày.
- Tình trạng chảy máu hoặc có đốm máu xuất hiện giữa các kỳ kinh.
- Có các triệu chứng nặng nề hơn như đau bụng dưới dữ dội, buồn nôn hoặc nôn.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Kinh nguyệt không đều hoặc bất thường có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe, vì thế chị em cần đến ngay cơ sở y tế khi gặp những tình huống sau:
- Không có kinh nguyệt khi bước qua tuổi 16.
- Không có kinh nguyệt trong vòng 2 tháng hoặc lâu hơn.
- Đột nhiên thời gian chảy máu kéo dài hơn so với bình thường.
- Chảy máu nhiều hơn so với chu kỳ bình thường.Đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh.
- Chảy máu giữa các kỳ kinh.
- Bất kỳ lo lắng nào về khả năng mang thai vì chậm kinh hoặc quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do mang thai, đang cho con bú hoặc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, suy buồng trứng sớm… Chính vì thế, chị em nên thăm khám sản phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần hoặc thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có những bất thường để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và hiệu quả, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Bệnh viện Phụ sản An Đức quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện các vấn đề sức khỏe nữ giới… giúp chị em sống vui, sống khỏe và trọn vẹn trong niềm vui thiên chức.
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi tại Bệnh viện Phụ sản An Đức, chị em vui lòng liên hệ đến:
Bệnh viện Phụ sản An Đức – Thái Bình
Địa chỉ: Lô ĐT 01, Khu Trung Tâm Y Tế, Đường Lê Quý Đôn, P. Trần Lãm, TP. Thái Bình
Điện thoại: 02273.731.688
Bài viết liên quan: