Mẹ cho con bú nên ăn gì, không nên ăn món nào để sữa về nhiều?

Mẹ cho con bú nên ăn gì là chủ đề hàng đầu được các mẹ quan tâm. Việc ăn uống lành mạnh khi đang cho con bú có lợi cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nhưng những loại thực phẩm tốt nhất để ăn khi cho con bú là gì?

Theo Chuyên gia Bệnh viện Phụ sản An Đức cho biết “Một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm nhiều canxi, sắt, kẽm, kali, vitamin A và D. Các bà mẹ đang cho con bú nên được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thông qua nhiều loại thực phẩm, vì sẽ rất hữu ích khi cho trẻ tiếp xúc với các mùi vị khác nhau.”

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe bé như thế nào?

Chúng ta luôn biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé, tuy nhiên dinh dưỡng của mẹ trong thời gian cho con bú thì sao? Theo Chuyên gia Bệnh viện Phụ sản An Đức: ”Bà mẹ trong giai đoạn cho con bú không cần một chế độ ăn uống đặc biệt, tuy nhiên cần phải cân bằng về mặt dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ được đánh giá là tương đối ổn định ở tất cả phụ nữ. Trong những trường hợp cần thiết, nguồn năng lượng dự trữ của mẹ sẽ được huy động để tham gia vào việc sản xuất sữa.”

“Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng đóng vai trò và có ảnh hưởng nhất định đối với chất lượng và số lượng sữa mẹ sản xuất. Nếu như trong chế độ ăn thường ngày của mẹ thiếu các chất như vitamin A, B1, D… thì dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng sẽ thiếu những chất này. Bên cạnh đó, trẻ trong 6 tháng đầu đời sẽ được tiếp nhận một lượng kháng thể từ sữa mẹ. Vì vậy để đảm bảo cho bé có thể nhận đủ năng lượng, dưỡng chất để phát triển và tăng đề kháng, phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về tiêu hóa, hô hấp… thì mẹ nên có một chế độ ăn phù hợp và cân bằng dinh dưỡng.”

Dinh dưỡng đóng vai trò lớn với sức khỏe của người phụ nữ trong suốt hành trình thai nghén, sinh nở và nuôi con. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dinh dưỡng ở giai đoạn này không chỉ là yếu tố quyết định đến sự phát triển của của bà mẹ mà cho ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và tăng trưởng của trẻ cho đến khi trưởng thành.

Yếu tố dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn đang cho con bú cũng tác động đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến việc không đủ sức khỏe để chăm con, không đủ lượng sữa để cho con bú. Trong trường hợp trẻ không nhận được đủ nguồn sữa cần dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, thậm chí là tử vong. Vậy nên vấn đề mẹ cho con bú nên ăn gì và ăn gì để nhiều sữa cho con bú cần được chú ý.

Nhu cầu năng lượng của phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Phụ nữ cho con bú nên ăn gì để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ? Theo các chuyên gia chia sẻ, mặc dù mẹ vẫn còn nguồn dinh dưỡng dự trữ ở giai đoạn mang thai tuy nhiên trong quá trình sinh đẻ và sản xuất sữa non trong những tháng cuối thai kỳ và giai đoạn tiết sữa sau sinh đã tiêu tốn khá nhiều nguồn dinh dưỡng dự trữ này.

Vậy nên, dinh dưỡng của mẹ trong thời gian cho con bú không chỉ góp phần vào quá việc sản xuất sữa, cung cấp dinh dưỡng cho bé mà còn cung cấp năng lượng cho mẹ sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, chế độ ăn cho mẹ trong giai đoạn cho con bú cần bổ sung cân bằng nhóm chất, đặc biệt là bổ sung vitamin, canxi…

Theo khuyến nghị về nhu cầu năng lượng, mẹ trong thời gian cho con bú cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, không nên quá kiêng khem và cần cung cấp thêm 500 kcal/ngày so với chế độ ăn bình thường.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ cho con bú

Mẹ cho con bú nên ăn gì để cung cấp một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và bé. Phụ nữ cho con bú sẽ cần nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng cao hơn so với phụ nữ bình thường vì ngoài nhu cầu đáp ứng hoạt động của cơ thể còn thêm nhu cầu về sự biến đổi chuyển hóa và tạo sữa cho con bú. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu tiên của bé với sự đóng mở gen của các bệnh mãn tính không lây nhiễm.

Vậy mẹ cho con bú nên ăn gì để có nhiều sữa cho bé:

1. Thực phẩm giàu đạm (Protein)

Protein đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn của mẹ đang cho con bú. Protein không chỉ cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi cơ bắp sau khi sinh nở, mà còn giúp duy trì sức khỏe tổng thể. Protein rất cần thiết cho việc việc sản xuất sữa mẹ, cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của em bé.

Trong sữa mẹ có chứa nhiều loại protein khác nhau giúp tăng cường hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện của bé. Bên cạnh đó protein còn giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các dưỡng chất qua thành ruột vào máu và từ máu đi đến các tế bào.

Mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu trung bình cần khoảng 79g protein/ngày, từ 6-12 tháng cần 73g protein/ngày. Một số thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu đỗ.

2. Thực phẩm chứa lipid (chất béo)

Lipid là chất có vai trò quan trọng trong cấu trúc của màng tế bào và cũng đóng vai trò như nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. Lipid là môi trường dung môi giúp hoà tan các vitamin tan trong chất béo. Lipid đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú vì chúng không chỉ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của não mà còn đảm bảo chất lượng của sữa mẹ.

Khuyến nghị năng lượng với chất lượng lipid là các acid béo no không được vượt quá 10% trong khẩu phần và các acid béo không no cần đảm bảo cung cấp 11-15% năng lượng. Để đạt được điều này cần sử dụng các loại dầu thực vật, cá mỡ và hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật.

3. Thực phẩm chứa glucid (chất bột)

Glucid hay thường gọi là chất bột được xem là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, khoảng ½ năng lượng cần thiết thường đến từ glucid. Các thực phẩm như gạo, bún, miến, phở, khoai, và củ đều là nguồn glucid quan trọng cần được bổ sung vào chế độ ăn uống.

Với mẹ đang cho con bú, việc chọn những thực phẩm như gạo, bún, miến, phở, khoai, củ… giúp bổ sung năng lượng một cách hiệu quả. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp glucid mà còn chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất, hỗ trợ sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

4. Thực phẩm giàu chất xơ

Mặc dù các chất xơ hầu hết không có giá trị về mặt dinh dưỡng, tuy nhiên đây là nhóm chất mà mẹ cho con bú không thể bỏ qua. Các chất xơ có chức năng giúp nhuận tràng, kích thích hoạt động của ruột già và tăng khả năng của hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, chất xơ còn tham gia vào quá trình loại bỏ các chất độc hại trong thực phẩm ra khỏi cơ thể. Chất xơ thường có nhiều trong hoa quả, ngũ cốc đặc biệt là các loại hạt toàn phần, khoai.

5. Thực phẩm giàu Canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng trong quá trình phát triển xương ở giai đoạn bào thai và những năm đầu đời. Canxi đóng góp vào việc hình thành hệ xương và răng vững chắc và tham gia vào chức năng thần kinh, đóng vai trò trong quá trình đông máu bình thường. Các quá trình bao gồm chuyển hóa, tạo xương, cung cấp canxi trong bài tiết sữa đều cần đến canxi.

Bà mẹ cho con bú cần lượng canxi nhiều hơn bình thường, vì vậy nếu khẩu phần ăn thiếu hụt canxi, cơ thể sẽ tự cân bằng bằng cách huy động canxi từ xương vì vậy nếu người mẹ không đáp ứng đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao của trẻ cũng như tăng nguy cơ loãng xương ở người mẹ sau này.

Mẹ cho con bú nên ăn gì để bổ sung canxi? Bà mẹ cho con bú được khuyến nghị nên uống 3 ly sữa mỗi ngày cùng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Mẹ cũng có thể sử dụng kết hợp phô mai, sữa chua hoặc sử dụng một số thực phẩm để bổ sung canxi như đậu hũ, các loại rau xanh đậm, cải bó xôi, đậu…

6. Thực phẩm giàu Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu và chuyển hoá các chất khoáng như canxi, phospho của cơ thể. Trong khẩu phần ăn tự nhiên có ít thực phẩm có chứa lượng vitamin D đáng kể, một số thực phẩm có chứa vitamin D có thể kể đến như cá hồi, sữa và các sản phẩm từ sữa, gan, trứng, dầu cá…

7. Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho cơ thể, đây là loại vitamin tan trong dầu và có tác dụng giúp bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh lý khô mắt, đảm bảo sự phát triển của bộ xương, răng và bảo vệ niêm mạc, da cũng như chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Bên cạnh tác dụng bảo vệ mắt thì vitamin A còn giúp cho trẻ có hệ xương khoẻ hơn giúp phát triển chiều cao tối ưu nhất. Sau sinh mẹ nên bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết để cung cấp đủ cho em bé phát triển. Nguồn vitamin A có trong động vật như sữa, gan, trứng hoặc trong thực vật như các loại rau xanh đặt biệt là rau ngót, rau muống, rau dền, các loại củ màu vàng, đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ…

8. Thực phẩm giàu Sắt

Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Sắt kết hợp cùng protein sẽ tạo ra huyết sắc tố và vận chuyển Oxy giúp phòng bệnh thiếu máu.

Có hai dạng chính của sắt trong thực phẩm:

  • Sắt heme: Thường được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, và các sản phẩm từ động vật, trừ trứng và sữa.
  • Sắt không heme: Đây là loại sắt có trong thực phẩm từ nguồn thực phẩm thực vật như rau xanh, hạt ngũ cốc, đậu, và các sản phẩm từ có nguồn gốc thực vật.

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất máu, hỗ trợ chức năng tạo huyết sắc tố và duy trì sức khỏe tổng thể. Đối với những người có chế độ ăn thuần thực vật việc kết hợp các nguồn sắt không heme với thức ăn giàu vitamin C có thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt.

9. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm đóng vai trò là chất xúc tác cho gần 200 enzym và là khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Trong thời gian phụ nữ mang thai và cho con bú, kẽm có vai trò quan trọng trong việc tham gia sản xuất Insulin và enzyme, hình thành các tổ chức và giúp cơ thể chuyển hoá năng lượng.

10. Bổ sung Iod

Iod là chất cần thiết đối với cơ thể, đây là thành phần thiết yếu của các hormone tuyến giáp là thyroxine (T4) và TriIodothyronine (T3) hai hormone thyroid chịu trách nhiệm về chức năng tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là não. Thiếu iod có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé đặc biệt là ảnh hưởng đến phát triển não bộ, tăng trưởng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ.

Phụ nữ ăn đủ lượng Iod trong thời gian mang thai và cho con bú sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu Iod cho thai nhi cũng như giảm lệ tử vong trước hoặc sau khi sinh và chứng thiểu năng trí tuệ ở trẻ nhỏ.

11. Thực phẩm giàu Axit Folic

Axit Folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Axit Folic không chỉ tham gia tạo máu và hình thành ống thần kinh mà còn đóng vai trò trong việc chuyển hóa Protein và sản xuất tế bào mới. Mặc dù nhu cầu Axit Folic ở giai đoạn mẹ cho con bú có thể giảm so với giai đoạn mang thai, tuy nhiên việc duy trì một chế độ ăn uống đa dạng và giàu Axit Folic là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Một số thực phẩm là nguồn bổ sung Axit Folic tuyệt vời như rau bina, ngũ cốc, gan lợn, thịt gà, sầu riêng, cam, bưởi.

12. Nước

Sau sinh mẹ nên cho con bú sớm trong vòng 1h đầu sau sinh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu và tiếp tục đến 24 tháng hoặc có thể lâu hơn. Về nhu cầu uống nước, mẹ cho con bú nên uống đủ nước, khoảng 2,5 đến 3 lít nước/ngày.

Mẹ cho con bú nên ăn gì để có nhiều sữa, con tăng cân?

Mẹ cho con bú nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú là điều mà đa số các bà mẹ quan tâm. Sữa là nguồn dinh dưỡng chính để nuôi dưỡng con yêu trong giai đoạn đầu đời, vì vậy, việc ăn gì, uống gì để tốt sữa giúp con phát triển khoẻ mạnh, tăng cân đều rất được các bà và các mẹ quan tâm. Một số thực phẩm được đánh giá là lợi sữa như:

  • Rau lá xanh đậm: các loại rau lá xanh đậm như rau ngót, rau bina, cải cầu vồng… có chứa rất nhiều vitamin, sắt, protein.
  • Móng giò: đây được xem là một trong những món ăn đầu tiên được nhắc đến khi được hỏi mẹ cho con bú nên ăn gì. Gần như mẹ trong giai đoạn cho con bú đều từng ăn món móng giò hầm. Trong móng giò có chứa nhiều dưỡng chất như protein, lipid, điều này giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh và nhiều sữa cho con bú. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều vì sẽ gây tăng cân, tăng nguy cơ rối loạn lipid máu đặc biệt là với những bà mẹ đã tăng quá cân khi mang thai.
  • Đu đủ xanh: đu đủ xanh có thể chế biến trong những món canh, hầm trong thực đơn trong bữa ăn của mẹ đang cho con bú. Trong đu đủ xanh có chứa nhiều nhóm vitamin như A,B,C,D,E… cũng như chứa các chất béo tốt, protein.
  • Thịt nạc: thịt nạc chứa nhiều đạm, ít chất béo cũng như cung cấp các loại vitamin như B6 hay B12. Đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp lợi sữa và tốt cho quá trình tăng cân của trẻ.
  • Măng tây: măng tây là một trong những thực phẩm không nên bỏ qua trong danh sách mẹ cho con bú nên ăn gì. Măng tây có chứa nhiều chất xơ và các vitamin như A và K bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp kích thích các hormone tuyến sữa giúp sữa về nhiều hơn cho bé bú.
  • Khoai lang: là thực phẩm quen thuộc đối với bữa cơm gia đình người Việt, khoai có thể chế biến đơn giản như luộc, nấu canh, hầm, hoặc chế biến thành các món bánh. Khoai lang cung cấp nhiều vitamin như A,B,C… và các khoáng chất, chất xơ. Đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại ít năng lượng không chỉ giúp đảm bảo nguồn sữa cho bé bú mà còn có thể giúp hỗ trợ cải thiện vóc dáng của mẹ sau sinh.
  • Rau củ quả: là nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bà mẹ đang cho con bú. Sau sinh mẹ nên ăn các loại trái cây họ cam quýt, hoặc các loại quả mọng như viết quất, dâu tây, mâm xôi… các loại củ như cà rốt, củ cải… Các loại trái cây này cung cấp nguồn vitamin C, khoáng chất dồi dào và rất tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh.
  • Yến mạch: là một thực phẩm tốt cho tuyến sữa của mẹ, ăn yến mạch giúp lợi sữa. Bên cạnh đó, yến mạch còn chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả. Yến mạch cũng là thực phẩm tốt để duy trì vóc dáng. Mẹ cho con bú nên ăn yến mạch để có nguồn sữa dồi dào, bé dễ hấp thu và tăng cân nhanh.
  • Các loại sữa: Sữa là thực phẩm quen thuộc và có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa là nguồn cung cấp canxi, protein cùng nhiều chất dinh dưỡng khác như chất béo, vitamin, khoáng chất… góp phần quan trọng trong sự phát triển của em bé trong những năm tháng đầu đời.
    Việc sử dụng sữa giúp hỗ trợ xương và răng, tối ưu hóa quá trình hấp thụ canxi. Mẹ đang cho con bú được khuyến cáo nên được sử dụng 6,5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa mỗi ngày. Khẩu phần này có thể tương đương với 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và khoảng 250ml sữa dạng lỏng (2,5 ly sữa nhỏ).
  • Ngũ cốc nguyên hạt: ngũ cốc là thực phẩm quen thuộc đối với mọi người, với ưu điểm dễ tìm, dễ mua, ngon miệng và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ đang cho con bú. Nếu đang thắc mắc ăn gì để nhiều sữa cho con bú thì ngũ cốc là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua. Ngũ cốc có thể chế biến thành sữa, hoặc nấu súp, hầm, kết hợp với các món khác để tạo ra một bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ đang cho con bú.

Các loại đậu: các loại đậu được biết đến như một chất hoạt động như estrogen và có tác dụng kích thích sự phát triển của tuyến vú. Bên cạnh đó, họ nhà đậu còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, và protein… điều này cũng cấp nguồn sữa tốt, củng cố hệ xương, tăng miễn dịch cho bé. Một số loại đậu rất được các mẹ bỉm yêu thích như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu ngự…

Mẹ cho con bú không nên ăn gì để có nguồn sữa tốt?

Sữa mẹ được biết đến là nguồn thức ăn lý tưởng và an toàn cho trẻ tuy nhiên có một số thức ăn, nước uống có thể hấp thu qua sữa gây hại hoặc khó chịu cho trẻ. Vì vậy, chị em cũng nên chú ý vấn đề mẹ cho con bú không nên ăn gì để có nguồn sữa tốt cho con. CNDD Lan cho biết phụ nữ trong thời gian cho con bú không nên uống rượu, bia và hạn chế các chất kích thích như cà phê, ớt, hành, tỏi và một số thực phẩm như:

  • Bạc hà: khi người mẹ ăn dầu bạc hà thì có một lượng nhỏ đi vào sữa làm thay đổi mùi vị của sữa, khiến trẻ bú vào không tốt có thể bỏ bú mẹ. Ngoài ra bạc hà có thể tác dụng làm giảm lượng sữa hoặc gây mất sữa. Vì vậy trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không nên dùng các thực phẩm từ bạc hà để tránh mất sữa.
  • Lá lốt: được đánh giá là thực phẩm gây mất sữa hàng đầu đối với mẹ bỉm do có tác động trực tiếp đến việc tiết hormone prolactin làm giảm và loãng sữa mẹ đáng kể. Vì vậy sau khi mẹ không nên ăn lá lốt vì có thể gây nên việc thiếu sữa hoặc thậm chí là mất sữa.
  • Rau mùi tây: mùi tây nếu sử dụng số lượng ít sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến việc tiết sữa. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều lá mùi tây thì có thể khiến sữa mẹ có mùi lạ làm cho con chán bú mẹ hoặc bỏ bú. Việc con giảm bú mẹ kéo dài dẫn đến sữa mẹ tiết ra ít hơn, lâu dần khiến cho mẹ bị mất sữa.
  • Rau cần tây nằm trong danh sách mẹ cho con bú không nên ăn gì bởi vì việc sử dụng cần tây hoặc các món ăn có chứa cần tây có thể gây mất sữa hoặc lượng sữa tiết ra ít hơn so với nhu cầu bú của bé.
  • Lá dâu: theo kinh nghiệm dân gian uống nước lá dâu tằm có thể gây mất sữa. Theo các nghiên cứu, ở trong nhựa cây dâu có chứa các loại acid amin như phenylalanin, alanin, leucin… khi các hoạt chất này tiếp xúc với tuyến mồ hôi của phụ nữ sau sinh có thể dẫn đến hiện tiết ngưng tiết tuyến sữa.
  • Mì tôm: là thực phẩm ăn liền quen thuộc đối với người Việt, tuy nhiên mì tôm không phải là thực phẩm tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Trong mì tôm có chứa nhiều chất béo, chất phụ gia, hương liệu,… không tốt đối với sức khỏe. Đây cũng được đánh giá là thực phẩm có thể gây mất sữa sau sinh. Mẹ đang cho con bú không nên ăn mì tôm, thay vào đó nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng khác.
  • Cá lớn: những loại cá lớn như cá kiếm, cá thu… có hàm lượng thủy ngân cao hơn so với những loại cá nhỏ và có thể tồn tại trong sữa mẹ. Nếu thích ăn cá, mẹ cho con bú có thể ăn các loại cá như cá hồi, cá rô phi và nên tham khảo khẩu phần cá theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Măng: trong măng vẫn tồn tại độc tố gây hại cho cơ thể như cyanide vì vậy không chỉ mẹ cho con bú mà người bình thường cũng được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều măng. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ không nên ăn măng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé.
  • Thực phẩm cay nóng, mùi hăng: những thực phẩm cay nóng có thể kích thích vị giác rất tốt, tuy nhiên món ăn có mùi hăng, cay nóng như hành, tỏi, ớt khi ăn có thể ám mùi vào sữa mẹ, điều này sẽ khiến bé bỏ bú và bú kém. Mẹ ăn nhiều thực phẩm cay nóng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé bị đi ngoài và đầy bụng.
  • Đồ uống có chứa caffeine: Thời gian cho con bú mẹ nên hạn chế sử dụng các đồ có chứa caffeine. Một số chất caffeine trong cà phê và trà bạn uống có thể khiến bé khó chịu và khó ngủ hơn. Các đồ uống chứa caffeine có nhiều trong cà phê và chúng cũng được tìm thấy trong một số loại nước ngọt, trà và thuốc không kê đơn.
  • Chocolate: trong chocolate cũng có nhiều caffeine và việc ăn nhiều chocolate sẽ khiến cho việc hấp thu và chuyển hóa các dưỡng chất từ sữa mẹ cho em bé không hiệu quả.
  • Thức ăn muối chua: thực phẩm muối chua phổ biến trong bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên đây là món ăn nằm trong danh sách mẹ cho con bú không nên ăn. Các thực phẩm muối chua như cải chua, dưa chua, cóc, xoài ngâm đều chứa nhiều axit và có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ và em bé.
  • Thức ăn tái sống có thể chứa nhiều độc tố, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: đều là nhóm thực phẩm mẹ cho con bú không nên ăn. Việc ăn nhiều thức ăn nhanh và đồ nhiều dầu mỡ sẽ tiềm ẩn nguy cơ tắc ống dẫn sữa vì việc ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán, thức ăn nhanh, đặc biệt đồ chế biến có mỡ động vật sẽ có thể làm nghẽn dòng chảy của sữa.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, bên cạnh những lưu ý về mẹ cho con bú nên ăn gì và không nên ăn gì. Các mẹ có thể ghi nhớ thêm một số lưu ý như:

  • Tránh xa với thuốc lá và khói thuốc: trong khói thuốc có chứa hàng nghìn độc tố gây hại có thể đi vào cơ thể của bé thông qua hít thở trực tiếp hoặc qua sữa mẹ.
  • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc: trong một số trường hợp mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe cần được thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc vì có một số thuốc có thể đi theo đường sữa để và hấp thu trong cơ thể bé.
  • Không nên ăn uống quá kiêng khem vì mục đích giảm cân vì có thể gây mất sữa, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ.
  • Bé có thể dị ứng với một số thực phẩm, vì vậy sau khi cho bé bú mẹ cần quan sát xem bé có các dấu hiệu lạ như nổi mẩn, bỏ bú, không tăng cân, tiêu chảy… hay không.

Bệnh viện Phụ sản An Đức quy tụ đội ngũ bác si giàu kinh nghiệm và luôn đặt y đức lên hàng đầu, cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tân tiến, hiện đại, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tiêu chuẩn quốc tế giúp phụ huynh an tâm và bé yêu được đảm bảo điều kiện an toàn cao nhất.

Trả lời