15 điều nên chuẩn bị trước khi làm IVF – cần lưu ý điều gì?

Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay, áp dụng cho những trường hợp khó hoặc đã thất bại với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Để hành trình tìm kiếm con yêu trở nên thuận lợi, các ông bố bà mẹ tương lai không nên bỏ qua những lưu ý khi chuẩn bị trước khi làm IVF sau đây.

1. Tìm hiểu thông tin về IVF

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật dùng tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa vào buồng tử cung của người vợ để bắt đầu một thai kỳ.

Đây là một kỹ thuật mang lại hiệu quả thành công cao đối với các trường hợp bất thường ở cả người vợ như: Tắc và tổn thương vòi trứng hoặc không có ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung… và những bất thường ở người chồng như tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng, tinh trùng bất động, không có tinh trùng…

Độ tuổi của người mẹ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ thành công IVF. Ở độ tuổi càng trẻ, số lượng và chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều. Nếu kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh, cơ hội chuyển phôi thành công sẽ cao hơn.

Nếu quyết định tiến hành IVF ở độ tuổi trên 35 tuổi. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về sức khỏe và cần có sự can thiệp của các kỹ thuật nhiều hơn trong IVF.

2. Lựa chọn trung tâm IVF uy tín

Tại Việt Nam, hiện có hơn 30 trung tâm hỗ trợ sinh sản, tuy nhiên chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thành công và giá thành hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào trang thiết bị máy móc, trình độ của bác sĩ, phác đồ điều trị, quy trình kiểm soát chất lượng…

Để lựa chọn một trung tâm IVF tốt, các cặp đôi không nên bỏ qua 3 tiêu chí cốt lõi:

2.1 Bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là người không chỉ có chuyên môn cao mà còn phải có kinh nghiệm.

Đặc biệt, đối với những ca có nguyên nhân vô sinh hiếm muộn phức tạp, bác sĩ sẽ phải quyết định có cần thực hiện phẫu thuật/điều trị trước khi tiến hành IVF hay không? Có cần thực hiện các kỹ thuật liên quan chuyên sâu như nuôi trứng non, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), hỗ trợ phôi thoát màng, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ… hay không?

Phác đồ điều trị và kỹ thuật được tiến hành chính xác sẽ quyết định tỷ lệ thành công; đồng thời không chỉ giúp giảm chi phí, thời gian tiến hành mà còn giúp tránh được những rủi ro về sức khỏe cho người mẹ

2.2 Phòng Lab được lắp đặt hệ thống lọc không khí chất lượng cao chuẩn ISO 6

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, những chuyên viên phôi học hàng đầu, sự thành công của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản không thể không nhắc đến việc đầu tư hợp lý vào hệ thống phòng sạch đạt tiêu chuẩn ISO (International Standards Organization được xem là chỉ số đánh giá về tiêu chuẩn phòng sạch quốc tế) và các trang thiết bị hiện đại nhằm tối ưu hóa khả năng sinh sống, phát triển của giao tử và phôi. Nhờ sự hỗ trợ của thiết bị máy móc hiện đại, khả năng có con của các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Tại IVF An Đức, hệ thống phòng lab được xây dựng với các tiêu chuẩn Quốc tế nghiêm ngặt. Tất cả thiết bị trong phòng lab được nhập khẩu đồng bộ từ các nước có nền y học hiện đại như Đức, Nhật, Mỹ, Đan Mạch…

Tại đây, các chuyên gia phôi học có thể thực hiện được rất nhiều kỹ thuật cao cấp phục vụ quá trình hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh ống nghiệm như:

  • Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI),
  • Hỗ trợ phôi thoát màng (AH),
  • Trưởng thành trứng non (IVM),
  • Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGT),
  • Xét nghiệm sinh thiết tử cung Era test xác định chính xác ngày chuyển phôi,
  • Điều trị dự phòng viêm nội mạc tử cung…

Những kỹ thuật mà trước đây khách hàng phải ra nước ngoài để thực hiện thì nay có thể thực hiện ngay tại phòng lab của IVF An Đức.

2.3 Điều trị toàn diện trong một quy trình khép kín tại bệnh viện

IVF là một kỹ thuật rất cần được sự kết hợp giữa các khoa như: khoa Nam học (điều trị vô sinh hiếm muộn nam); Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (điều trị trước thụ tinh, thực hiện các kỹ thuật trong IVF); khoa Phụ sản (chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho phụ nữ) và Nhi khoa (chăm sóc sức khỏe cho em bé) đặc biệt là Trung tâm Sơ sinh.

Vì thế, nếu được tiến hành IVF tại một bệnh viện đa khoa, sự hỗ trợ và liên kết chặt chẽ giữa các khoa giúp các cặp vợ chồng được chăm sóc kỹ càng từ khi đang mong con, điều trị vô sinh hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản cho đến khi sinh, dưỡng nhi và cuối cùng là bế con về nhà một cách khỏe mạnh chứ không chỉ dừng lại ở việc thụ thai thành công.

2.4 Tỷ lệ thành công cao hàng đầu

Tỷ lệ thành công là tiêu chí quan trọng hàng đầu, do đó bạn nên tìm hiểu số liệu về tỷ lệ thành công IVF của trung tâm đó.

Tuy nhiên, tỷ lệ này cần được kiểm chứng bởi các thông tin quan trọng như: tỷ lệ đó công bố trên số lượng bao nhiêu bệnh nhân, tỷ lệ có ổn định theo thời gian hay không, trung tâm đó có tiếp nhận các ca khó như: hiếm muộn lâu năm, tuổi cao, có bệnh lý kèm theo; nam giới không có tinh trùng, tinh trùng bất động; nữ có tử cung dị dạng, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng… hay không?

Vì nếu chỉ xác định tỷ lệ thành công trên các ca bệnh dễ, bệnh nhân trẻ tuổi thì rất khó để xác định chất lượng thực sự của trung tâm này.

3. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng có vai trò quan trọng trong quá trình bạn mang thai dù là tự nhiên hay có sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Với những người thừa cân – béo phì, chỉ số BMI trên 30 hay người thiếu cân, chỉ số BMI dưới 19 cũng không tốt cho sức khỏe.

Hơn nữa, cả hai điều này đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Thừa cân có thể gây khó khăn trong quá trình chọc hút trứng, thụ tinh ống nghiệm, và thiếu cân có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lượng hormone thích hợp để tạo ra những quả trứng trưởng thành, khỏe mạnh và có thể phát triển được đến các bước tiếp theo.

Nếu bạn đang bị thừa hoặc thiếu cân hãy bắt đầu cải thiện chế độ dinh dưỡng của bạn. Thực hiện theo một chế độ ăn kiêng và chương trình tập thể dục mà bạn có thể tuân theo để có thể đạt được mức cân nặng lý tưởng.

4. Tài chính

Thụ tinh ống nghiệm là một quá trình dài và đòi hỏi cần có sự chuẩn bị tài chính trước khi thực hiện. Các khoản phí chính bao gồm phí kích trứng, phí nuôi phôi, sàng lọc phôi và trữ đông phôi. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu khám cho đến khi chuyển phôi thành công, có rất nhiều chi phí phát sinh khác như chi phí đi lại, nằm viện… Bên cạnh đó, trước khi làm IVF, bạn cũng cần sắp xếp thời gian, công việc (xin nghỉ phép).

5. Tâm lý

IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản mang lại tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay. Tỷ lệ thành công tại IVF An Đức đang cao hàng đầu Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, thống kê này tính trên số lượng khách hàng lớn, phần nhiều là các “ca khó”: vô sinh hiếm muộn lâu năm, tuổi cao, kèm theo nhiều bệnh lý phức tạp; nam giới không có tinh trùng, tinh trùng bất động; nữ có tử cung dị dạng, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng…; thậm chí có tỷ lệ không nhỏ các trường hợp đã bị nhiều nơi từ chối điều trị, khuyên xin trứng, xin tinh trùng… đã thành công tại IVF An Đức.

Tuy nhiên, chuẩn bị tâm lý để “chiến đấu” lâu là bước vô cùng quan trọng. Quá hy vọng hay quá lo lắng, nóng vội, căng thẳng khi bắt đầu hoặc suy sụp, chán nản khi thụ tinh một lần không thành công là những rào cản trong hành trình tìm con bằng thụ tinh trong ống nghiệm.

6. Tham khảo kinh nghiệm từ các mẹ đã làm IVF thành công

Các cặp vợ chồng đang chuẩn bị trải qua quá trình thụ tinh ống nghiệm sẽ tìm kiếm được rất nhiều thông tin thiết thực khi tham gia các hội nhóm IVF trên các trang mạng xã hội.

Khi tiến hành IVF, bạn có thể gặp những xáo trộn tâm lý như lo lắng căng thẳng. Sẽ rất hữu ích và có một nguồn động viên lớn nếu bạn tiếp xúc và trò chuyện với những người cũng giống trường hợp và được họ chia sẻ kinh nghiệm.

7. Chế độ ăn uống

Ăn gì trước khi làm thụ tinh ống nghiệm là điều mà nhiều cặp vợ chồng quan tâm, một chế độ ăn uống hợp lý, với dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cho cả vợ và chồng tạo ra một nền tảng khỏe mạnh từ các cơ quan trong cơ thể.

Chế độ ăn uống của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone, sản xuất tinh dịch, số lượng trứng, chất lượng trứng, chất lượng niêm mạc tử cung và một loạt các quá trình khác liên quan đến khả năng sinh sản. Do đó, lý do vì sao chế độ ăn uống của bạn đóng một vai trò khá quan trọng trong sự thành công khi điều trị IVF.

Để đạt được điều đó, hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đường. Chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau, và protein sạch như cá, các loại đậu và thịt gia cầm ít chất béo đều là một phần của chế độ ăn uống chống viêm. Ngũ cốc nguyên hạt, cá giàu omega 3 và các loại hạt góp phần đáng kể giúp niêm mạc tử cung khỏe mạnh. Các sản phẩm từ đậu nành rất tốt và thậm chí còn được coi là có lợi cho phụ nữ trải qua quá trình thụ tinh ống nghiệm.

8. Luyện tập thể thao

Tập thể dục rất tốt cho cơ thể, nhiều nghiên cứu chỉ ra việc tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, ung thư vú… Ít vận động thường liên quan đến béo phì, và nhiều nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan trực tiếp đến các vấn đề sinh sản như kinh nguyệt không đều, rối loạn chức năng rụng trứng và nguy cơ sản khoa cao hơn. Tập thể dục là việc quan trọng ở cả nam và nữ.

Ở nam giới, tập thể dục cũng một phần giúp cơ thể tăng cường sản sinh hormone Testosterone nội sinh. Theo nhiều nghiên cứu, dành ra 30 phút mỗi ngày cho các bài tập vừa phải cũng đủ để tạo ra các lợi ích lớn cho cơ thể.

Những người siêng năng rèn luyện cơ thể với các bài tập có số lượng tinh trùng cao hơn 33% so với những người ít vận động. Việc vận động giúp nam giới duy trì được cân nặng cũng như các chỉ số cơ thể hợp lý, từ đó làm giảm khả năng mắc phải các rắc rối do thừa cân béo phì gây ra.

Các nghiên cứu cho thấy tinh trùng của những người đàn ông béo phì thường có chất lượng kém, tính di động yếu ảnh hướng đến khả năng thụ thai cũng như sức khỏe của đứa trẻ sau này. Do đó nam giới cần chăm chỉ rèn luyện để có thể trạng và tinh thần tốt nhất để đảm bảo đứa con của bạn được sinh ra khỏe mạnh nhất.

Vợ chồng bạn có thể cùng đặt mục tiêu là tập thể dục với mức độ vừa phải 30 phút mỗi ngày với tần suất 3-4 lần/tuần. Hãy thử đi bộ, chạy bộ nhẹ, yoga, Pilates, đi xe đạp (ít hơn 5 giờ/tuần đối với nam) hoặc tập tạ.

9. Bỏ thuốc lá

Bạn có biết hút thuốc lá làm hỏng DNA trong trứng và tinh trùng của cả hai vợ chồng không? Vì lý do này, việc thụ thai có thể thể khó khăn hơn ở một số cặp vợ chồng và mất nhiều thời gian hơn nếu một hoặc cả hai bạn cùng hút thuốc.

Nếu phụ nữ hút thuốc, điều này có thể ảnh hưởng đến từng giai đoạn của quá trình sinh sản, bao gồm quá trình trưởng thành của trứng, sản xuất hormone, quá trình di chuyển của phôi và môi trường trong tử cung. Phụ nữ hút thuốc cũng có nhiều khả năng mãn kinh sớm hơn với những phụ nữ không hút thuốc.

Đối với những người đàn ông hút thuốc, chất lượng và số lượng tinh trùng có thể bị ảnh hưởng xấu. Tinh trùng di động kém và tỷ lệ tinh trùng bất thường cao hơn, về lâu dài, hút thuốc làm tổn thương các mạch máu, khiến nam giới dễ mắc các vấn đề về cương dương và rối loạn chức năng tình dục.

Hút thuốc lá có tác động tiêu cực đến chất lượng của trứng và tinh trùng không chỉ vậy còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của các cơ quan khác trong cơ thể. Chọn bỏ thuốc lá khi bạn đang nghĩ đến việc thành lập gia đình là đây sẽ là một món quà tuyệt vời mà bạn có thể tặng cho em bé trong tương lai cũng như cho chính sức khoẻ của bạn.

10. Cải thiện chất lượng tinh trùng

Có nhiều người nghĩ rằng chỉ khi mắc các bệnh về đường sinh dục mới có thể gây suy giảm chất lượng tinh trùng. Tuy nhiên trong thực tế lại không phải như vậy, có rất nhiều yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của nam giới như uống nhiều rượu bia, hút thuốc,…Theo các chuyên gia để cải thiện chất lượng tinh trùng bằng các biện pháp sau:

Điều trị bệnh của cơ quan sinh sản như viêm tinh hoàn, suy giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn ẩn… Xây dựng lối sống lành mạnh từ việc ăn uống, tập thể dục, từ bỏ các thói quen xấu về lối sống, bổ sung các thuốc tăng chất lượng tinh trùng.

11. Sử dụng các thực phẩm bổ sung (theo hướng dẫn của bác sĩ)

Việc chuẩn bị làm sao để chất lượng trứng và tinh trùng tốt trước khi làm thụ tinh là điều nhiều vợ chồng quan tâm, ngoài việc xây dựng lối sống lành mạnh, vợ chồng có thể bổ sung các thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe, và tăng chất lượng tinh trùng.

Với người vợ, việc bắt đầu bổ sung vitamin trước khi trước khi chu kỳ thụ tinh ống nghiệm bắt đầu để tăng axit folic. Vitamin này cực kỳ quan trọng, vì nó phòng ngừa dị tật bẩm sinh về não và cột sống ở thai nhi đang phát triển. Nếu có ý định sử dụng thực phẩm bổ sung trước khi làm thụ tinh ống nghiệm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc vô tình dẫn đến những kết quả không mong muốn.

12. Biết cách xử lý khi gặp các triệu chứng sau thụ tinh ống nghiệm

Tùy vào từng trường hợp riêng sẽ có những triệu chứng khác xuất hiện trong những ngày khác nhau sau chuyển phôi. Và các dấu hiệu cũng sẽ khác nhau đối với từng người.

Từ sau khi chuyển phôi, nhiều chị em sẽ hay buồn tiểu và đi tiểu rất nhiều lần. Cứ 2-3 tiếng là lại muốn đi tiểu. Nói chung là chỉ đi lại nhẹ nhàng, vẫn đi tiểu bình thường, không cần dùng bỉm, không nên ngồi xổm mà nên ngồi bệ xí bệt, nếu không có thì ngồi bô kê vừa tầm ngồi nhưng nhớ kê chắc chắn tránh bị ngã. Giữ sạch vùng kín và thay quần lót thường xuyên nhưng không thụt rửa âm đạo bằng bất cứ hình thức nào và tuyệt đối không sử dụng các loại nước rửa âm đạo hay ngâm với các loại thảo dược nào nhé.

Nếu xuất hiện hiện tượng chảy máu, hoặc có dịch nâu sau khi chuyển phôi, chị em cần liên hệ ngay với bác sĩ Trung tâm hỗ trợ sinh sản để được hướng dẫn và theo dõi kỹ, tránh tự uống các thuốc không được bác sĩ chỉ định.

13. Quan hệ tình dục

Trong vòng 3-4 ngày trước khi lấy tinh trùng, nam giới nên tránh xuất tinh bằng tay hoặc qua đường âm đạo.Trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không quan hệ tình dục.

14. Tránh các loại thuốc tương tác với thuốc hỗ trợ sinh sản

Trước khi bạn bắt đầu chuẩn bị và một chu kỳ làm IVF, hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề bạn đang phải và cung cấp thông tin về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng hàng ngày hoặc gần đây: như thuốc dị ứng, các thuốc giảm đau, thậm chí các thuốc không kê đơn…

Vì một số thuốc có thể tương tác làm giảm tác dụng của thuốc hỗ trợ sinh sản, gây mất cân bằng nội tiết hoặc khiến việc điều trị IVF trở nên kém hiệu quả. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng hoặc thay thế thuốc trước khi bắt đầu chu kỳ IVF.

15. Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại

Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với mức độ thấp các hỗn hợp hóa chất lành tính trong môi trường hàng ngày cũng có thể gây ra các nguy cơ về khả năng sinh sản.

Điều này bao gồm nguy cơ suy giảm sản xuất trứng, sảy thai, bất thường về tinh trùng và giảm số lượng tinh trùng. Thậm chí, hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến cả thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ và gây ra tình trạng vô sinh khi trưởng thành.

Có một số chất hóa học có thể gây rối loạn hormone. Chúng ngăn chặn hoặc làm đảo lộn mô hình hoạt động thông thường của hormone trong cơ thể. Một số hóa chất có thể giả dạng như estrogen tự nhiên và dẫn đến rủi ro cao cho quá trình thụ thai ở phụ nữ, cũng như sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Bên cạnh đó, các chất gây rối loạn nội tiết có thể can thiệp vào các hướng dẫn di truyền phức tạp đối với sự phát triển của cơ quan sinh sản nam hoặc nữ trong một bào thai đang lớn dần trong bụng mẹ.

Hơn nữa, chúng cũng làm thúc đẩy quá trình dậy thì sớm của một bé gái, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chẳng hạn như: Lạc nội mạc tử cung, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Để hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ môi trường, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng máy lọc nước để loại bỏ các chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như chloroform và atrazine.
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm hữu cơ nhằm hạn chế tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu.
  • Hạn chế đựng hoặc bảo quản đồ ăn trong hộp xốp, thay vào đó hãy chuyển sang dùng hộp thủy tinh.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa vinyl, vì chúng có thể gây rối loạn hormone.
  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì chúng có chứa nhiều hóa chất.
  • Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất của thất bại trong thụ tinh ống nghiệm là tình trạng sức khỏe và chất lượng trứng, tinh trùng và môi trường làm tổ của thai. Do vậy, trước khi bắt đầu quá trình, cả 2 vợ chồng cần được kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh liên quan (nếu có), đồng thời cần nâng cao sức khỏe chuẩn bị bước vào quá trình IVF.Ở cơ thể người phụ nữ, thời gian để các nang nguyên thủy phát triển thành trứng trưởng thành mất khoảng 120 ngày. Trong thời gian này, nang nguyên thủy được chọn để trở thành trứng trưởng thành rất dễ bị tổn thương nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc phải tiếp xúc với nhiều độc tố trong cơ thể. Các độc chất, căng thẳng, rối loạn nội tiết tố có thể khiến các nang nguyên thủy khó trở thành trứng trưởng thành, không có trứng hoặc trứng có khuyết tật di truyền. Chất lượng trứng không tốt khiến khả năng đậu thai giảm và nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh cao.

    Trong khi đó, IVF không thể cải thiện sức khỏe và chất lượng trứng của bạn mà chỉ có thể sàng lọc, phát hiện phôi có dị tật, chọn phôi tốt nhất bằng kỹ thuật sàng lọc di truyền tiền làm tổ.

    Tương tự, ở cơ thể nam giới, tinh trùng cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Nếu người chồng sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, thuốc điều trị bệnh… tinh trùng cũng có thể bị hư hỏng, có hình dạng bất thường, thay đổi tốc độ di chuyển hoặc bị giảm số lượng.

    Vì thế, trước khi bước vào quá trình thụ tinh ống nghiệm, cả hai vợ chồng nên tăng cường sức khỏe bằng cách hạn chế các chất kích thích, thức uống có cồn như cà phê, rượu bia, thuốc là và các loại thức ăn nhanh thức ăn nhanh.

    Trao đổi với bác sĩ điều trị bệnh nếu có để giảm hoặc ngừng các thuốc điều trị nếu có thể. Bên cạnh đó, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cần thiết và thiết lập giờ giấc sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya và stress, tập thể dục, đi du lịch để thư giãn tinh thần.

    Trong quá trình IVF, bạn sẽ phải trải qua những công đoạn như kích thích trứng, chọc hút trứng và sử dụng các loại thuốc. Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau các thủ thuật và giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc nếu có như kích ứng da tại chỗ tiêm, sưng bụng, đau ngực, nhức đầu, và buồn nôn… Sức khỏe và tâm lý là hai lưu ý quan trọng mà mỗi cặp vợ chồng cần quan tâm và nên chuẩn bị trước khi làm IVF ít nhất một tháng.

Trả lời