Khám thai sản thường quy, Quản lý thai nghén

Hành trình thai nghén với bất cứ người mẹ nào cũng là một trải nghiệm đầy cảm xúc với những cung bậc từ vui vẻ, xúc động đến hồi hộp, lo lắng… Và niềm hạnh phúc chỉ thực sự trọn vẹn khi thiên thần nhỏ bình yên, khỏe mạnh chào đời. Để làm được điều đó thì trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý thăm khám và theo dõi thai nghén định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. 

Tại sao cần khám và theo dõi thai nghén

Quản lý thai nghén có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong ở mẹ bầu và thai nhi. Qua những lần thăm khám định kỳ, bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho quá trình sinh nở, đề phòng các nguy cơ khi chuyển dạ và giảm tối đa những tai biến sản khoa không mong muốn.

Ngoài ra, việc đồng hành cùng một đơn vị chăm sóc và quản lý thai nghén chuyên nghiệp sẽ giúp thai phụ có thêm nhiều kiến thức về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Dịch vụ khám và theo dõi thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản An Đức:

Với mong muốn mang tới những dịch vụ chăm sóc đặc biệt và toàn diện nhất dành cho mẹ và bé từ khi còn thai nghén đến lúc bé cất tiếng khóc chào đời, Bệnh viện Phụ sản An Đức cung cấp dịch vụ khám và theo dõi thai nghén nhằm giúp mẹ bầu và gia đình giải tỏa những băn khoăn và lo lắng.

Việc quản lý thai nghén phải được thực hiện đầy đủ trong suốt thai kỳ. Tuỳ vào các mốc thời gian mà các y bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ làm các xét nghiệm, thăm khám, chẩn đoán hình ảnh… khác nhau để đưa ra những lời khuyên, tư vấn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn.

Các danh mục thăm khám và theo dõi thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản An Đức:

Khám lâm sàng:

  1. Khám định kỳ
  2. Khám các chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ
  3. Theo dõi tim thai bằng monitoring
  4. Tư vấn dinh dưỡng trong quá trình mang thai
  5. Khám trước gây mê

Khám cận lâm sàng:

– Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm 2D
  • Siêu âm 5D (Siêu âm Doppler bổ sung nếu có nghi ngờ bệnh lý)
  • Điện tim đồ

– Xét nghiệm huyết học

  • Xét nghiệm nhóm máu của mẹ để xác định có nguy cơ bất đồng nhóm máu mẹ con hay không.
  • Xét nghiệm công thức máu (bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu)
  • Xét nghiệm đông máu cơ bản (APTT, PT, Fibrinogen)

– Xét nghiệm hoá sinh

  • Nghiệm pháp tăng đường huyết
  • Đánh giá chức năng các cơ quan cơ bản:
  • Nhóm gan: Men gan (GOT, GPT), bilirubin.
  • Nhóm thận: Ure, creatinin, axit uric
  • Protein máu
  • Điện giải: Na, K, Cl

– Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh: Rubella, Giang mai, Toxoplasma, CMV, viêm gan B…

– Xét nghiệm vi sinh

  • Soi tươi dịch âm đạo
  • Nuôi cấy dịch âm đạo tìm liên cầu B

– Xét nghiệm nước tiểu

– Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai: NIPT, Double Test, Triple Test